Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Bạn biết gì về loại hình doanh nghiệp FDI?

Doanh nghiệp FDI hay còn gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều người chưa thực sự hiểu về loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng này. Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những điều cần biết liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.


Đầu tư nước ngoài:

Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung nhưng có một số đặc trưng khác với đầu tư trong nước đó là:

  • Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài.
  • Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới.
  • Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa , tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ.
Các hình thức biểu hiện của đầu tư nước ngoài thường là:
  • Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức, gọi tắt là ODA.
  • Nguồn vốn tín dụng thương mại
  • Nguồn vốn đầu tư từ việc bán cổ phiếu, trái phiếu... cho người nước ngoài, gọi tắt là FPI.
  • Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, gọi tắt là FDI. Đây là nguồn vốn đầu tư khá phổ biến hiện nay của nước ngoài đầu tư vào một quốc gia nào đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận là chủ yếu .Trong thực tế, nguồn vốn ODA và FDI là khá phổ biến, hai nguồn này đều có vị trí khá quan trọng.
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở 1 nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý... nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Các đặc trưng:
  • Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của nước nhận đầu tư để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài đưa ra điều kiện: phần vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định.
  • Về quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý.
  • Về phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.
Với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như trên, doanh nghiệp sẽ có nhiều mặt tích cực  nhưng cũng có nhiều những mặt hạn chế, gây ra nhiều những bất lợi. Cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét