Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Doanh nghiệp giải thể tháng cuối năm 2014 tăng đột biến

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng qua, số doanh nghiệp giải thể, dừng họat động hoặc không đăng ký là 7.944 doanh nghiệp, tăng tới 30,2% so với tháng 11-2014.

Phân tích sâu về tình hình đăng ký doanh nghiệp cả năm qua, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết: vùng Đông Nam Bộ, quá trình gia nhập, sàng lọc và đào thải doanh nghiệp vẫn diễn ra mạnh mẽ khi số doanh nghiệp thành lập mới, giải thể, ngừng hoạt động đều tăng.


Các vùng còn lại, theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, tình hình doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm, đồng thời số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành, lĩnh vực khác theo Bộ Kế hoạch Đầu tư vẫn trong quá trình tái cơ cấu (có tăng về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng số lượng doanh nghiệp khó khăn, buộc phải giải thể, tạm ngừng hoạt động cũng có xu hướng tăng) là:

  • Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; 
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 
  • Kinh doanh bất động sản...
Có thể thấy rằng những tháng cuối năm, lượng doanh nghiệp dừng hoạt động tăng mạnh. Điều này cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Nhà nước cần khắc phục sớm tình trạng này trong thời gian tới.


Doanh nghiệp vẫn còn khổ trăm bề

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh vừa có báo cáo về tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2014, trong đó cho thấy dù nền kinh tế được đánh giá đã qua khỏi khó khăn, nhưng số doanh nghiệp phải đóng cửa và ngừng hoạt động vẫn chưa dừng lại.

Trong năm 2014, theo báo cáo này, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,7% so với năm trước. Trong khi đó số doanh nghiệp khó khăn phải tạm dừng hoạt động lên tới 58.322 doanh nghiệp, tăng 14,5%, chưa kể có 9.501 doanh nghiệp đã chính thức hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động.

Tháng 12 khó khăn...

Trong năm 2015, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tốt hơn, được tạo nhiều cơ hội hơn khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu... sẽ được thực hiện với nhiều cơ chế tốt và thuận lợi hơn cho kinh doanh.

Điều quan trọng là cần tổ chức thực hiện tốt để doanh nghiệp có thể nhận được hiệu ứng. Ngoài ra, các biện pháp cải cách thủ tục thuế, hải quan... đã được đẩy mạnh thì cần tiếp tục để tăng khả năng tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp cũng như sự phục hồi của nền kinh tế.

Trong tháng 12-2014, thời điểm làm ăn khá sôi động trong năm nhưng theo báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của cả nước chỉ đạt 7.052 doanh nghiệp, giảm 9,2% so với tháng trước.

Ðặc biệt có đến hơn 8.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động (cả đăng ký và không đăng ký). Trong đó, riêng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động có thời hạn hoặc không đăng ký là 7.944 doanh nghiệp, tăng tới 30,2% so với tháng trước đó.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Dũng, trưởng ban nghiên cứu phát triển doanh nghiệp Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng nếu nhìn theo hướng lạc quan, dù số doanh nghiệp thành lập giảm nhưng số vốn đăng ký vẫn tăng 5,6% so với tháng trước, cho thấy đây là tín hiệu nhà đầu tư đang tìm kiếm quy mô lớn hơn hoặc họ vẫn có cơ hội kinh doanh và tìm được khả năng phát triển.

Tuy nhiên, vẫn phải thận trọng vì số vốn đăng ký tăng chưa hẳn sẽ là số tiền nhà đầu tư thật sự sẽ đổ vào thị trường. Ngoài ra, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng chứng tỏ doanh nghiệp vẫn rất khó khăn.

Báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng trong bức tranh chung còn khó khăn, năm 2014 cũng có những “điểm sáng”, với 22.758 lượt doanh nghiệp tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 595.707 tỉ đồng.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký bổ sung được đưa vào nền kinh tế năm 2014 lên tới trên 1 triệu tỉ đồng. Số lao động dự kiến được tạo công việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 là 1.091.000 lao động, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

“Dù chưa thật sự thoát khỏi khó khăn nhưng xét trên quy mô vốn, doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 đã tăng hơn, cho thấy môi trường kinh doanh đã được cải thiện, nhà đầu tư yên tâm có niềm tin và yên tâm hơn khi đầu tư mở rộng sản xuất” - báo cáo viết.

TS Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Ðại học Kinh tế quốc dân, cho rằng số liệu doanh nghiệp thành lập, phá sản phản ánh một phần tình hình kinh tế VN. “Sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp vẫn chậm. Có thể một số doanh nghiệp từ rất khó khăn đã đỡ xấu hơn, nhưng khả năng phát triển mạnh thì chưa thấy...” - ông Anh nói.

Dù vậy nhưng các doanh nghiệp có đơn hàng tốt và có phương án kinh doanh khoa học, hiệu quả thì vẫn có sự phát triển sản xuất nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Thêm nữa, đây cũng là vẫn đề cần có sự chung tay của nhiều cơ quan quản lý.


Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau thế nào?

Nhiều chủ doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không phân biệt được hai bộ phận này có vai trò, nghĩa vụ gì đối với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Ngay sau đây là phân tích của các luật sư uy tín để giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về hai bộ phận này.

Chi nhánh là gì?



  • Về hoạt động kinh doanh, chi nhánh được thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp, chi nhánh cũng được phép hoạt động. Việc chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần chức năng là tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp
  • Về thẩm quyền đại diện, cần phân biệt rõ thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và thẩm quyền của giám đốc chi nhánh. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quyền điều phối toàn bộ vấn đề liên quan đến chi nhánh, kể cả vấn đề đại diện. Tức là, bất cứ hoạt động kinh doanh nào chi nhánh muốn thực hiện cũng phải xin phép sự đồng ý từ phía doanh nghiệp, giám đốc chi nhánh không đương nhiên có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh, mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Ngoài ra, bất cứ lúc nào, người đại diện của doanh nghiệp cũng có thể hủy bỏ sự ủy quyền nói trên.
  • Về tài chính, chi nhánh không độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh có thể hạch toán kế toán độc lập hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp.

  • Văn phòng đại diện là gì?

    Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Tức là, văn phòng đại diện được lập ra với chức năng là:
    • Văn phòng liên lạc;
    • Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; 
    • Văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ;
    •  Đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên…
    Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Riêng về việc ký kết hợp đồng của văn phòng đại diện thì phải theo ủy quyền của doanh nghiệp và đóng dấu doanh nghiệp đó, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện. Việc hạch toán của VPĐD là phụ thuộc vào doanh nghiệp.

    Có thể thấy chi nhánh là bộ phận để thực hiện sinh lời, còn văn phòng đại diện không được phép làm như vậy nhưng lại có tư cách pháp nhân. Cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

    Bạn biết gì về loại hình doanh nghiệp FDI?

    Doanh nghiệp FDI hay còn gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều người chưa thực sự hiểu về loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng này. Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những điều cần biết liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.


    Đầu tư nước ngoài:

    Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung nhưng có một số đặc trưng khác với đầu tư trong nước đó là:

    • Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài.
    • Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới.
    • Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa , tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ.
    Các hình thức biểu hiện của đầu tư nước ngoài thường là:
    • Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức, gọi tắt là ODA.
    • Nguồn vốn tín dụng thương mại
    • Nguồn vốn đầu tư từ việc bán cổ phiếu, trái phiếu... cho người nước ngoài, gọi tắt là FPI.
    • Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, gọi tắt là FDI. Đây là nguồn vốn đầu tư khá phổ biến hiện nay của nước ngoài đầu tư vào một quốc gia nào đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận là chủ yếu .Trong thực tế, nguồn vốn ODA và FDI là khá phổ biến, hai nguồn này đều có vị trí khá quan trọng.
    Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở 1 nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý... nhằm mục đích thu lợi nhuận.

    Các đặc trưng:
    • Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của nước nhận đầu tư để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài đưa ra điều kiện: phần vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định.
    • Về quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý.
    • Về phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.
    Với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như trên, doanh nghiệp sẽ có nhiều mặt tích cực  nhưng cũng có nhiều những mặt hạn chế, gây ra nhiều những bất lợi. Cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.