Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Doanh nghiệp quân đội lãi khủng

Số liệu từ hội nghị cho thấy, năm 2014, doanh thu các doanh nghiệp quân đội đạt trên 292 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2013; lợi nhuận trước thuế đạt trên 46 nghìn tỷ đồng, tăng 15%; nộp ngân sách đạt 41 nghìn tỷ đồng, tăng 12%.


Viễn thông quân đội lãi khủng

Đứng đầu vẫn là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với doanh thu ước đạt trên 196.650 tỷ đồng, (đạt 104,5% kế hoạch, bằng 120% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 67,28% doanh thu của các doanh nghiệp quân đội), lợi nhuận trước thuế đạt 42.224 tỷ đồng (103% kế hoạch năm, bằng 115% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 91,6 % lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp quân đội.

Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty 319, Tổng công ty Đông Bắc, Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng công ty 789, Tổng công ty Xây dựng công trình Hàng không ACC… vẫn giữ được mức tăng trưởng cao...

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn vẫn là nhà khai thác cảng biển hàng đầu Việt Nam, chiếm 80% thị phần khai thác cảng biển phía Nam và gần 50% thị phần cảng biển phía Bắc. Cảng Cát Lái vẫn là một trong số 34 cảng biển hàng đầu trên thế giới về khối lượng hàng hoá thông qua cảng...

Doanh nghiệp khối sản xuất, sửa chữa vũ khí, công nghiệp quốc phòng, dệt may quân đội và khối Tổng cục Kỹ thuật vẫn phát triển ổn định. Các doanh nghiệp cổ phần, nhất là Ngân hàng Quân đội (MB) vẫn phát triển mạnh.

Trong năm 2014, Bộ Quốc phòng cũng đã chỉ đạo việc tổ chức sắp xếp, đổi mới tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, điều chỉnh cơ cấu, loại hình, quy mô doanh nghiệp để tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Bộ cũng đã chỉ đạo rà soát, cắt giảm những ngành nghề không liên quan hoặc ít liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của từng doanh nghiệp và đến nay đã cắt giảm được 154 ngành nghề, cho phép doanh nghiệp được kinh doanh 421 ngành nghề.

Doanh nghiệp quân đội thời hội nhập

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia Cộng đồng ASEAN năm 2015 và tham gia nhiều hiệp định thương mại, Đại tướng Phùng Quang Thanh yêu cầu doanh nghiệp quân đội cần phải phấn đấu hơn nữa để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch Bộ Quốc phòng giao trong năm 2015; bảo đảm tăng trưởng vững chắc cả về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

Thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là việc rà soát lại ngành nghề, mô hình tổ chức kinh doanh, thoái vốn ở những nơi không hiệu quả, xử lý tồn đọng về tài chính và nâng cao cải cách thủ tục hành chính;

Số lãi mà doanh nghiệp quân đội có được là do chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, chất lượng sản phẩm và giá cả phù hợp với người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, tổ thanh tra cũng cần xác định được việc kiểm soát chi tiêu, khắc phục các thiếu sót mà doanh nghiệp quân đội đang gặp phải.

Giáp Tết công bố 500 doanh nghiệp xuất sắc

tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report - VNR) phối hợp Báo VietnamNet tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2014 nhằm tôn vinh và ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Doanh nghiệp nào đứng đầu?

Đứng đầu trong danh sách VNR500 là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, đứng ngay sau là Công ty TNHH Samsung Electronics, kế đến là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Viễn thông quân đội Vietel… Trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân được VNR xếp hạng, đứng đầu là Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, đứng vị trí thứ 2 là Công ty CP Sữa Việt Nam, đứng thứ ba là Công ty CP FPT, Tập đoàn Vingroup được xếp ở vị trí thứ 4…

Thống kê của Vietnam Report cho biết, thành phần chủ đạo của Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2014 vẫn là khối doanh nghiệp nhà nước. Xét về ngành nghề, ngành khoáng sản – xăng dầu vẫn là ngành “giàu nhất” trong bảng xếp hạng.

Theo đánh giá của Vietnam Report, xét về số lượng, doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện đang chiếm phần đông trong toàn nền kinh tế và có xu hướng ngày một gia tăng, tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa được cải thiện tương xứng.

Và trong kết quả từ cuộc khảo sát gần đây nhất của Vietnam Report cho thấy, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp tư nhân đang rất cao. Việc thiếu vốn kinh doanh đã làm hạn chế khối doanh nghiệp này phát huy hết tiềm năng của mình và đây cũng là một thách thức mới cho doanh nghiệp tư nhân tăng trưởng trong năm 2015.

Đáng chú ý, trong Bảng xếp hạng VNR500 năm nay có 41 doanh nghiệp lọt vào “Câu lạc bộ tỷ đô” (bao gồm các doanh nghiệp có tổng doanh thu đạt trên 1 tỷ USD), tương đương hơn 8% số doanh nghiệp VNR500, trong đó có bốn doanh nghiệp thuộc khối tư nhân trong nước.

Vietnam Report cho biết, nếu so sánh với Bảng xếp hạng Fortune 500 của Hoa Kỳ, thì năm nay có tám doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng VNR500 hoàn toàn đủ tiêu chí để lọt vào Bảng xếp hạng này.
Cũng tại lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 lần này, Vietnam Report cũng công bố danh sách Top 50 doanh nghiệp xuất sắc năm 2014 – Top 50 Vietnam The Best 2014.

Đây là các doanh nghiệp đại diện tiêu biểu nhất của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình thông qua các chỉ tiêu được đánh giá về quy mô, lợi nhuận, có đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước và có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong giai đoạn 2010-2013.

"Sách trắng" cũng được giới thiệu

Nhân dịp này, Vietnam Report cũng chính thức giới thiệu Sách Trắng song ngữ Báo cáo thường niên: Kinh tế Việt Nam 2014 và Cơ hội đầu tư 2015. Đây là sản phẩm nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện bởi Vietnam Report và đối tác chính là Công ty Tư vấn Corr Analytics, Hoa Kỳ.

Theo đó, Sách Trắng giới thiệu và phân tích một số thương vụ cổ phần hóa/kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài điển hình có giá trị từ 7 triệu USD đến 4,3 tỷ USD trong năm 2014. Bên cạnh đó, Sách Trắng còn đưa ra dự báo lạm phát Việt Nam trong năm 2015 sẽ duy trì ở mức 4,5% và xuất khẩu dự kiến sẽ chạm mốc 150 tỷ USD. Các phân tích cũng dự báo nợ công sẽ giảm dần do tiến trình cổ phần hóa được đẩy mạnh và các khoản nợ xấu sẽ giảm xuống khoảng 3% trong năm 2015.

Sách Trắng cũng đưa ra dự báo tính minh bạch sẽ tiếp tục được gia tăng đặc biệt ở cấp địa phương, sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài ra, cũng kiến nghị loại bỏ một số quy định không cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài…

Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, độc lập và tuân theo chuẩn các mực xếp hạng doanh nghiệp của quốc tế dựa trên phương pháp luận của mô hình Fortune500 - Hoa Kỳ.

Bảng xếp hạng VNR500 đánh giá thứ hạng của doanh nghiệp dựa trên tiêu chí chủ yếu như lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lao động, tài sản và uy tín truyền thông cũng được sử dụng như các nhân tố bổ sung góp phần tạo nên vị thế xứng tầm doanh nghiệp lớn.

Bảng xếp hạng trên đây không chỉ ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đạt được mà còn thể hiện tiêu chí lựa chọn, các mục đánh giá quan tâm hơn tới các doanh nghiệp tư nhân. Từ đây ngày càng khẳng định vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Doanh nghiệp giải thể tháng cuối năm 2014 tăng đột biến

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong tháng qua, số doanh nghiệp giải thể, dừng họat động hoặc không đăng ký là 7.944 doanh nghiệp, tăng tới 30,2% so với tháng 11-2014.

Phân tích sâu về tình hình đăng ký doanh nghiệp cả năm qua, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết: vùng Đông Nam Bộ, quá trình gia nhập, sàng lọc và đào thải doanh nghiệp vẫn diễn ra mạnh mẽ khi số doanh nghiệp thành lập mới, giải thể, ngừng hoạt động đều tăng.


Các vùng còn lại, theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, tình hình doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm, đồng thời số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành, lĩnh vực khác theo Bộ Kế hoạch Đầu tư vẫn trong quá trình tái cơ cấu (có tăng về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng số lượng doanh nghiệp khó khăn, buộc phải giải thể, tạm ngừng hoạt động cũng có xu hướng tăng) là:

  • Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; 
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 
  • Kinh doanh bất động sản...
Có thể thấy rằng những tháng cuối năm, lượng doanh nghiệp dừng hoạt động tăng mạnh. Điều này cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Nhà nước cần khắc phục sớm tình trạng này trong thời gian tới.


Doanh nghiệp vẫn còn khổ trăm bề

Cục Quản lý đăng ký kinh doanh vừa có báo cáo về tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2014, trong đó cho thấy dù nền kinh tế được đánh giá đã qua khỏi khó khăn, nhưng số doanh nghiệp phải đóng cửa và ngừng hoạt động vẫn chưa dừng lại.

Trong năm 2014, theo báo cáo này, cả nước có 74.842 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,7% so với năm trước. Trong khi đó số doanh nghiệp khó khăn phải tạm dừng hoạt động lên tới 58.322 doanh nghiệp, tăng 14,5%, chưa kể có 9.501 doanh nghiệp đã chính thức hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động.

Tháng 12 khó khăn...

Trong năm 2015, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tốt hơn, được tạo nhiều cơ hội hơn khi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu... sẽ được thực hiện với nhiều cơ chế tốt và thuận lợi hơn cho kinh doanh.

Điều quan trọng là cần tổ chức thực hiện tốt để doanh nghiệp có thể nhận được hiệu ứng. Ngoài ra, các biện pháp cải cách thủ tục thuế, hải quan... đã được đẩy mạnh thì cần tiếp tục để tăng khả năng tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp cũng như sự phục hồi của nền kinh tế.

Trong tháng 12-2014, thời điểm làm ăn khá sôi động trong năm nhưng theo báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của cả nước chỉ đạt 7.052 doanh nghiệp, giảm 9,2% so với tháng trước.

Ðặc biệt có đến hơn 8.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động (cả đăng ký và không đăng ký). Trong đó, riêng số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động có thời hạn hoặc không đăng ký là 7.944 doanh nghiệp, tăng tới 30,2% so với tháng trước đó.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Dũng, trưởng ban nghiên cứu phát triển doanh nghiệp Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cho rằng nếu nhìn theo hướng lạc quan, dù số doanh nghiệp thành lập giảm nhưng số vốn đăng ký vẫn tăng 5,6% so với tháng trước, cho thấy đây là tín hiệu nhà đầu tư đang tìm kiếm quy mô lớn hơn hoặc họ vẫn có cơ hội kinh doanh và tìm được khả năng phát triển.

Tuy nhiên, vẫn phải thận trọng vì số vốn đăng ký tăng chưa hẳn sẽ là số tiền nhà đầu tư thật sự sẽ đổ vào thị trường. Ngoài ra, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng chứng tỏ doanh nghiệp vẫn rất khó khăn.

Báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng trong bức tranh chung còn khó khăn, năm 2014 cũng có những “điểm sáng”, với 22.758 lượt doanh nghiệp tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 595.707 tỉ đồng.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký bổ sung được đưa vào nền kinh tế năm 2014 lên tới trên 1 triệu tỉ đồng. Số lao động dự kiến được tạo công việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 là 1.091.000 lao động, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

“Dù chưa thật sự thoát khỏi khó khăn nhưng xét trên quy mô vốn, doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2014 đã tăng hơn, cho thấy môi trường kinh doanh đã được cải thiện, nhà đầu tư yên tâm có niềm tin và yên tâm hơn khi đầu tư mở rộng sản xuất” - báo cáo viết.

TS Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Ðại học Kinh tế quốc dân, cho rằng số liệu doanh nghiệp thành lập, phá sản phản ánh một phần tình hình kinh tế VN. “Sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp vẫn chậm. Có thể một số doanh nghiệp từ rất khó khăn đã đỡ xấu hơn, nhưng khả năng phát triển mạnh thì chưa thấy...” - ông Anh nói.

Dù vậy nhưng các doanh nghiệp có đơn hàng tốt và có phương án kinh doanh khoa học, hiệu quả thì vẫn có sự phát triển sản xuất nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Thêm nữa, đây cũng là vẫn đề cần có sự chung tay của nhiều cơ quan quản lý.


Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau thế nào?

Nhiều chủ doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh bằng cách mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không phân biệt được hai bộ phận này có vai trò, nghĩa vụ gì đối với doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Ngay sau đây là phân tích của các luật sư uy tín để giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về hai bộ phận này.

Chi nhánh là gì?



  • Về hoạt động kinh doanh, chi nhánh được thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp, chi nhánh cũng được phép hoạt động. Việc chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần chức năng là tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp
  • Về thẩm quyền đại diện, cần phân biệt rõ thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và thẩm quyền của giám đốc chi nhánh. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quyền điều phối toàn bộ vấn đề liên quan đến chi nhánh, kể cả vấn đề đại diện. Tức là, bất cứ hoạt động kinh doanh nào chi nhánh muốn thực hiện cũng phải xin phép sự đồng ý từ phía doanh nghiệp, giám đốc chi nhánh không đương nhiên có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh, mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Ngoài ra, bất cứ lúc nào, người đại diện của doanh nghiệp cũng có thể hủy bỏ sự ủy quyền nói trên.
  • Về tài chính, chi nhánh không độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh có thể hạch toán kế toán độc lập hoặc phụ thuộc vào doanh nghiệp.

  • Văn phòng đại diện là gì?

    Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền và lợi ích đó. Tức là, văn phòng đại diện được lập ra với chức năng là:
    • Văn phòng liên lạc;
    • Thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; 
    • Văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ;
    •  Đại diện công ty khiếu kiện về sự vi phạm nói trên…
    Ngoài ra, văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Riêng về việc ký kết hợp đồng của văn phòng đại diện thì phải theo ủy quyền của doanh nghiệp và đóng dấu doanh nghiệp đó, văn phòng đại diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện. Việc hạch toán của VPĐD là phụ thuộc vào doanh nghiệp.

    Có thể thấy chi nhánh là bộ phận để thực hiện sinh lời, còn văn phòng đại diện không được phép làm như vậy nhưng lại có tư cách pháp nhân. Cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

    Bạn biết gì về loại hình doanh nghiệp FDI?

    Doanh nghiệp FDI hay còn gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều người chưa thực sự hiểu về loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng này. Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra những điều cần biết liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.


    Đầu tư nước ngoài:

    Đầu tư nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung nhưng có một số đặc trưng khác với đầu tư trong nước đó là:

    • Chủ đầu tư có quốc tịch nước ngoài.
    • Các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới.
    • Vốn đầu tư có thể là tiền tệ, vật tư hàng hóa , tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nhưng được tính bằng ngoại tệ.
    Các hình thức biểu hiện của đầu tư nước ngoài thường là:
    • Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức, gọi tắt là ODA.
    • Nguồn vốn tín dụng thương mại
    • Nguồn vốn đầu tư từ việc bán cổ phiếu, trái phiếu... cho người nước ngoài, gọi tắt là FPI.
    • Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, gọi tắt là FDI. Đây là nguồn vốn đầu tư khá phổ biến hiện nay của nước ngoài đầu tư vào một quốc gia nào đó nhằm mục đích kiếm lợi nhuận là chủ yếu .Trong thực tế, nguồn vốn ODA và FDI là khá phổ biến, hai nguồn này đều có vị trí khá quan trọng.
    Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở 1 nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý... nhằm mục đích thu lợi nhuận.

    Các đặc trưng:
    • Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài đóng một lượng vốn tối thiểu theo quy định của nước nhận đầu tư để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài đưa ra điều kiện: phần vốn góp của bên nước ngoài không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do chính phủ quy định.
    • Về quyền điều hành quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài thì quyền điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý.
    • Về phân chia lợi nhuận: dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định.
    Với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như trên, doanh nghiệp sẽ có nhiều mặt tích cực  nhưng cũng có nhiều những mặt hạn chế, gây ra nhiều những bất lợi. Cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

    Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

    Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty tại Hải Phòng

    Hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ thành lập công ty tại Hải Phòng được công ty chúng tôi tư vấn và hoàn thành thủ tục trong thời gian ngắn với mức chi phí rẻ nhất

    Thủ tục, giấy tờ thành lập công ty TNHH tại Hải Phòng

    THủ tục thành lập công ty TNHH hiện nay gồm: công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Do vậy, khi tiến hành chuẩn bị giấy tờ khách hàng nên chú ý để không mất thời gian trong việc làm các giấy tờ đăng ký thành lập công ty TNHH.

     Hồ sơ thành lập công ty TNHH  tại Hải Phòng gồm:

    • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH ( 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên ) ;
    • Bản danh sách thành viên công ty ;
    • Bản sao Giấy CMND của cá nhân hoặc giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền pháp luật ;
    • Bản dự thảo điều lệ công ty ;
    • Văn bản xác nhận số vốn pháp định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là theo thủ tục thanh lap cong ty tai hai phong;
    •  Bản sao chứng chỉ hành nghề của giám đốc hoặc người đứng đầu công ty ; Hồ sơ sau khi được hoàn thành cần chuyển lên Phòng  Đăng ký kinh doanh, chờ xét duyệt và trả kết quả khi hồ sơ đủ điều kiện .

    Lợi ích khi tư vấn thành lập công ty Hải Phòng tại Hoàng Tân Minh

    •  Chúng tôi sẽ Tư vấn hành lang pháp lý cho khách hàng trước khi thành lập công ty TNHH một thành viên như: Tư vấn cơ cấu tổ chức công ty, phương thức hoạt động, vốn điều lệ…;
    • Bên cạnh đó Hoàng Tân Minh  sẽ kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
    • Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
    • Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc thành lập công ty TNHH một thành viên chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu.
    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thể được tư vấn một cách hoàn toàn miễn phí