Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Những điều cần biết về quy định đặt tên doanh nghiệp

Khi Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại quốc tế năm 2006 đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nhân. Theo đó, số doanh nhân dang ky thanh lap doanh nghiep ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nhiều người không để ý đến quy định về tên doanh nghiệp nên hồ sơ dễ bị hủy. Sau đây là những quy định bắt buộc với tên doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam đã được ban hành:

  • Tên doanh nghiệp gồm 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp, phải được viết hoàn toàn bằng tiếng Việt, có thẻ kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được. Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng tên riêng bằng tiếng nước ngoài đã đăng ký thành một phần hoặc toàn bộ tên riêng của doanh nghiệp.
  • Nếu tên riêng của doanh nghiệp sử dụng các thành tố có tính chất mô tả xuất sứ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì phải được các cơ quan quản lý nhà nước xác nhận.
  • Không được đặt tên trùng, hoặc tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
  • Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị xã hội để làm một phần tên riêng hoặc toàn bộ.
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục.
  • Không được sử dụng tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác đã đăng ký bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại đó.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh làm tên doanh nghiệp nếu đã đăng ký kinh doanh ngành nghề. Nhưng sau này khi không còn kinh doanh ngành nghề đó nữa thì phải đăng ký đổi tên.
Có thể nhận thấy rằng chỉ với việc đặt tên doanh nghiệp, các doanh nhân cũng đều phải hết sức chú ý. Để mọi việc diễn ra suôn sẻ, bạn nên tìm đến các công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét